Lịch sử Phật_giáo_Thượng_tọa_bộ

Nguồn gốc

Chùa Wat Chaiwatthanaram trong quần thể di tích Công viên lịch sử AyutthayaTăng sĩ Phật giáo hệ phái Nam Tông

Thượng tọa bộ là chi nhánh lâu đời nhất của Phật giáo.[1] Thera trong tiếng Pali hay sthavira trong tiếng Sanskrit nghĩa là cũ, cổ xưa, lâu năm và đồng thời được dùng để chỉ một tì kheo đã tu hành lâu năm. Vì thế, được dịch sang Hán-Việt là Thựong tọa. Còn veda (pali) hay vadin (Sanskrit) nghĩa là giáo lý, quan điểm. Theravada hay Sthaviravadin vì vậy có nghĩa là "giáo lý của người xưa", "thượng tọa bộ".[2] Sau khi cố gắng mà không thành công để thay đổi Luật tạng (Vinaya), một nhóm nhỏ của những bậc "Trưởng Tọa", tức Sthaviras, đã tách ra khỏi phần nhiều số Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika) trong lúc Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai, dẫn đến việc dựng lên Sthaviravada.[3] Đến Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba tại Pataliputra, phái này được gọi là Phân tích bộ (Vibhajyavada, cũng gọi là phân biệt thuyết bộ).[4]

Theravadin (tín đồ Thượng tọa bộ) theo những thông tin có nguồn gốc riêng của mình kể rằng điều đó đã nhận lấy những sự giáo huấn được tán thành vào lúc trong Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Ấn Độ là A-dục vương, khoảng năm 250 TCN. Những lời giáo huấn này được biết đến là Phân Biệt Thuyết bộ.[5] Những giáo đồ Phân Biệt Thuyết bộ đều lần lược chia tách ra bốn nhóm: Hóa Địa bộ (Mahīśāsaka), Ẩm Quang bộ (Kāśyapīya), Pháp Tạng bộ (Dharmaguptaka), và Đồng Diệp bộ (Tāmraparṇīya).

Thượng tọa bộ còn thấy đến ngày nay thực chất là phái Đồng Diệp bộ, đó có nghĩa "Dòng dõi người Sri Lanka." Vào thế kỷ thứ VII SCN, các du tăng Trung Quốc là sư Huyền TrangNghĩa Tịnh có nhắc đến các trường phái Phật giáo ở Sri Lanka là Shàngzuòbù (上座部, Thượng tọa bộ), tương ứng với tiếng Sanskrit là "Sthavira Nikāya" và tiếng Pali là "Thera Nikāya."[lower-alpha 2][lower-alpha 3]. Trường phái này đã sử dụng chính cái tên Theravāda dưới dạng văn bản ít nhất từ thế kỷ thứ IV, thuật ngữ này được xuất hiện trong Đảo sử (Dīpavaṁsa).[lower-alpha 4]

Phân nhánh phái Thượng tọa bộ

Theo thời gian, một số bất đồng trong nội bộ phái Thượng tọa bộ về giới luật đã nảy sinh. Những bất đồng về quan niệm trong Thượng tọa bộ khiến cho bộ này bắt đầu phân phái.

Một nhánh tách ra rất sớm từ Thượng tọa bộ là Chánh Lượng Bộ (Sammitīya). Sau đó, Độc Tử Bộ (Vātsīputrīya) lại tách ra từ Chánh lượng bộ.[8]

Phái này chủ trương tập trung vào Pháp uẩn túc luận tương truyền do Xá-lợi-phất biên soạn. Sau do bất đồng quan điểm trong Độc Tử bộ về một bài kệ liên quan đến quả Thánh trong Pháp uẩn túc luận, từ Độc Tử bộ lại hình thành:

Khoảng 200 năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn (tức khoảng thế kỷ III TCN), một nhánh nữa tách khỏi Thượng tọa bộ, đó là Thuyết nhất thiết hữu bộ (Saivàstivàdàh), gọi tắt là Hữu bộ, cũng có tên khác là Thuyết nhân bộ (Hetuvàdàh) do Katyayaniputra sáng lập. Hữu bộ trở thành một tông phái nổi tiếng vào bậc nhất nhờ lý thuyết: Tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu. Lúc này, Thượng tọa bộ gốc được gọi là Phân Biệt Thuyết Bộ (Vibhajyavāda). Về sau vua Asoka ủng hộ Phân Biệt Thuyết bộ hơn, nên Hữu bộ di cư lên Himalaya (Tuyết Sơn) và lập ra các trung tâm ở Kashmir, GandharaMathura.[10]

Sau này, Kinh lượng bộ lại tách ra từ Hữu bộ.[9]

Trong khi đó, Phân Biệt Thuyết bộ lại tách thành Đồng Diệp bộ (Tamrasātiya) và Hóa Địa bộ (Mahīsasāka). Đồng Diệp bộ được Ma-hi-đà, con vua Asoka, mang tới Srilanka.[10]

Truyền đến Sri Lanka và biến đổi

Theo học giả Phật giáo A.K. Warder, thì Phật giáo Thượng tọa bộ:

... nhanh chóng lan rộng về phía nam từ Avanti vào MaharastraAndhra và xuống đến nước Chola (Kanchi), cũng như ở Tích Lan. Trong một thời gian họ tự mình nắm giữ ở Avanti cũng như các vùng lãnh thổ mới của họ, nhưng dần dần họ có xu hướng tự mình tụ tập lại ở miền nam, tòa Đại Xá (Mahavihara) ở Anuradhapura, kinh đô của nước Tích Lan, trở thành trung tâm chính về tín ngưỡng lưu truyền của họ, còn Kanchi là trung tâm thứ cấp và ở vùng phía bắc dường như đã từ bỏ các trường phái khác.[11]

Theo như biên niên sử Pali truyền thống của người Sinhala, Phật giáo lần đầu tiên được đưa đến Sri Lanka bởi Ma-hi-đà (Mahinda), người được cho là con trai của đức vua Asoka của Đế quốc Maurya, ở thế kỷ thứ III TCN trong khuôn khổ phong trào dhammaduta (người truyền giáo). Ở Sri Lanka, Ma-hi-đà đã thuyết phục được vua Devanampiya-tissa theo đạo Phật. Nhà vua cho dựng chùa MahaviharaAnuradhapura, kinh đô Sri Lanka thời đó. Sau này, em gái Ma-hi-đà mang xá lị Phật và chồi cây bồ-đề tới trồng ở chùa này, càng làm cho uy tín của Phật giáo và của chùa Mahavihara tăng cao.[12]

Khoảng đầu thế kỷ II TCN, cao tăng Mahâtissa có công giúp vua Sri Lanka Vattagâmani đánh đuổi quân Tamil từ Nam Ấn Độ tới xâm lược. Nhà vua đền ơn vị cao tăng này bằng cách xây chùa Abhayagirivihâra còn lớn hơn cả chùa Mahavihara và cho vị cao tăng này trụ trì. Vì nguyên nhân này, Mahâtissa bị tăng đoàn Mahavihara trục xuất, và tự lập tăng đoàn riêng là Dhammaruciya. Do áp lực của Dhammaruciya, chùa Mahavihara bị vua cho phá hủy khiến tăng đoàn phải xây lại. Biến cố này cùng với nguy cơ thường trực bị quân Tamil xâm lược đã thúc đẩy các nhà sư chùa Mahavihara ghi lại kinh Phật trên lá bối bằng tiếng Pali.[13] Từ đây, kinh Pali được truyền đi các xứ khác.

Theo như A.K. Warder, phái Hóa Địa bộ Ấn Độ cũng đã tự thành lập ở Sri Lanka cùng với phái Theravāda, và chúng được tiếp thụ sau này.[14] Khu vực phía bắc của Sri Lanka dường như cũng đã nhường lại cho các thể phái từ Ấn Độ trong thời gian nhất định.[14] Tăng đoàn Dhammaruciya ở chùa Abhayagirivihâra giữ vị trí chủ đạo do được triều đình coi trọng hơn. Về sau họ ít nhiều tiếp thu các tư tưởng Đại thừa - điều này được sư Trung Quốc Huyền Trang ghi nhận.[13]

Đức Phật sơn vẽ ở chùa hang Dambulla tại Sri Lanka. Chùa hang Phật giáo phức tạp được thành lập như một tu viện Phật giáo ở thế kỷ III TCN. Các hang được chuyển đổi thành chùa chiền trong thế kỷ I TCN.[15]

Một số học giả cho rằng những người lãnh đạo của Sri Lanka đã bảo đảm rằng Theravāda vẫn giữ nguyên truyền thống, và điều này có đặc điểm tương phản với Phật giáo Ấn Độ.[16] Tuy nhiên, trước thế kỷ XII, nhiều nhà lãnh đạo của Sri Lanka đã đem sự ủng hộ và bảo trợ cho những người Thượng tọa bộ ở Abhayagiri, và những du khách ví như Pháp Hiển thấy được phái Thượng tọa bộ Abhayagiri như đã trở thành truyền thống Phật giáo chính Sri Lanka.[17][18]

Khuynh hướng phái Abhayagiri chiếm ưu thế đã thay đổi ở thế kỷ XII, khi phái Mahavihara được sự hỗ trợ về chính trị của nhà vua Parakkamabāhu I (1153–1186), và hoàn toàn bãi bỏ các truyền thống Thượng tọa bộ của Abhayagiri và Kỳ Viên.[19][20] Các nhà sư của hai phái còn lại sau đó bị buộc phải hoàn tục và định sẵn sự chọn lựa về điều hướng thành người thế tục vĩnh viễn, hoặc cố gắng để tái phối theo truyền thống phái Mahavihara như "Sa-di" (sāmaṇera).[20][21]

Ảnh hưởng của Đại Thừa

Tăng sĩ Phật giáo Nam tông tại Thái Lan đi khất thực

Qua nhiều thế kỷ, những tu sĩ Thượng tọa bộ ở Abhayagiri đã duy trì chặt chẽ mối quan hệ với những tín đồ Phật giáo Ấn Độ và thu nhận nhiều giáo lý mới mẻ từ Ấn Độ.[22] bao gồm nhiều yếu tố của giáo lý Đại thừa, trong khi những tu sĩ Thượng tọa bộ dòng tịnh xá Kỳ Viên tiếp thu Đại-thừa ở mức độ ít hơn.[23][24]

Huyền Trang đã viết về hai sự phân chia của Thượng tọa bộ ở Sri Lanka, đề cập đến truyền thống của Abhayagiri là "Những người Thượng tọa bộ Đại Thừa," và truyền thống của phái Đại Tự là "Tiểu thừa Thượng tọa bộ."[25] Huyền Trang còn tiếp tục viết rằng:[26]

Những người phái Đại Tự (Mahāvihāravāsins) đã từ chối Phật giáo Đại Thừa và thực hành Tiểu Thừa, trong khi những người Abhayagiri đã học tập cả giáo lý của Đại Thừa và Tiểu Thừa cùng việc truyền bá Tam tạng.

Akira Hirakawa có những ghi chú rằng những chú luận Pāli còn được tồn tại (Aṭṭhakathā) của trường phái Mahāvihāra, khi đã có sự duyệt kiểm chặt chẽ, cũng bao gồm một số các vị trí có sự ăn khớp với giáo lý Đại Thừa.[27] Kalupahana cũng ghi chú những tương tự về Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), là chú dẫn của Theravāda mang tính quan trọng nhất.[28]

Trong thế kỷ thứ VIII, được biết rằng cả Đại Thừa và phái Mật tông Kim cương thừa (Vajrayāna) - hình thức của đạo Phật đã được thực hành ở Sri Lanka, và hai nhà sư Ấn Độ có trách nhiệm truyền bá Phật giáo Bí Truyền tại Trung Quốc là Kim Cương Trí (Vajrabodhi) và Bất Không Kim Cương (Amoghavajra), đã từng đến thăm hòn đảo trong suốt thời gian này.[29] Tinh xá Abhayagiri có vẻ như là nơi trung tâm gộp những giáo lý của Thượng tọa bộ, Đại Thừa và Kim Cương Thừa.[30]

Thượng tọa bộ truyền đến Suvarnabhumi ở Đông Nam Á và phổ biến ở Thaton, quốc gia của người Môn ở miền Nam Myanmar ngày nay. Phật giáo của Thaton dùng kinh bằng tiếng Pali, nhưng hình thức thì có pha trộn với một số đường nét tiêu biểu của Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa.[13] Phật giáo từ Thaton đã lan truyền sang các xứ khác ở Đông Nam Á.

Lan đến Đông Nam Á

Tàn tích của Bagan, cố đô của Miến Điện. Hiện có hơn 2000 ngôi chùa Phật giáo. Trong thời đỉnh cao quyền lực của Bagan có đến 13'000 ngôi chùa.[web 3]

Thượng tọa bộ truyền đến xứ Suvarnabhumi của người Môn ở Đông Nam Á trước. Vua Anawrahta của triều Pagan ở Miến Điện sau khi thôn tính xứ của người Môn ở miền Nam nước này đã tiếp thu Thượng tọa bộ làm quốc giáo. Giữa Pagan và Sri Lanka có mối quan hệ mật thiết liên quan đến tôn giáo. Pagan gửi kinh và người đến giúp Sri Lanka khôi phục Phật giáo sau họa xâm lược và hủy diệt của Tamil. Còn Sri Lanka gửi tặng Pagan xá lị Phật, làm cho uy tín Thượng tọa bộ được nâng cao ở Pagan. Phật giáo ở Pagan vì vậy ngày càng chịu ảnh hưởng của Thượng tọa bộ từ Sri Lanka. Đến thế kỷ XIII, sư Capata thậm chí còn đề nghị phải loại bỏ các truyền thống tu hành của Phật giáo Thaton để hoàn toàn theo truyền thống của chùa Mahâvihâra ở Sri Lanka. Trong nỗ lực tái thiết đất nước sau khi quân Mông Cổ rút đi, các vua Miến Điện đã gửi các nhà sư sang Sri Lanka học tập. Sri Lanka lúc này đã lấy Thượng tọa bộ phái Mahâvihâra làm quốc giáo. Trở về nước, các nhà sư nói trên đã tiếp tục củng cố truyền thống Thượng tọa bộ Mahâvihâra ở Miến Điện. Myanmar trở thành trung tâm bảo tồn Thượng tọa bộ chủ yếu cùng với Sri Lanka.[13]

Trong khi đó, các xứ khác ở Đông Nam Á tiếp tục truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ của người Môn từ Thaton.

Hiện đại hóa và lan rộng đến Tây phương

Tượng Phật Laykyun Setkyar trong ngôi làng của Khatakan Taung, gần MonywaMiến Điện.Đó là bức tượng cao thứ hai trên thế giới.[web 4]

Vào thế kỷ XIX đã bắt đầu có một quá trình ảnh hưởng lẫn nhau của cả hai bên giữa phái Thượng tọa bộ châu Á và một nhóm khán giả phương Tây quan tâm đến nền minh triết cổ xưa. Đặc biệt, Helena BlavatskyHenry Steel Olcott, những người sáng lập ra Hội Thông Thiên học (hay Hiệp hội Thần Trí học) đã có một vai trò sâu sắc trong quá trình này. Ở các nước Theravāda, loại Thiền Minh Sát được thực hành phát triển. Từ những năm 1970 về sự quan tâm của Phương Tây đã quay hướng đến sự phát triển của cái gọi là phong trào Thiền Minh sát ở Tây phương.[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phật_giáo_Thượng_tọa_bộ http://203.113.86.149/stat/pk/pk53/pk_53.pdf http://www.adherents.com/Na/Na_630.html#3875 http://www.asiaexplorers.com/myanmar/bagan_travel_... http://blog.hotelclub.com/the-seven-tallest-statue... http://www.nibbana.com/ http://vuonhoaphatgiao.com/phat-hoc/triet-hoc/hai-... http://meaningness.wordpress.com/2011/07/05/the-ki... http://www.buddhistische-gesellschaft-berlin.de/do... http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/thtoc.html http://www.buddhanet.net/